



Cái này gọi là chuẩn bị cho quốc khánh?! Nếu không phải thế thì các quốc gia lân bang nên lo đi là vừa!
Đọc bài thơ châm biếm của ông Thái Hữu Tình tức cười quá xá, duy chỉ có câu cuối thì buồn 5 phút vì dù gì mình cũng cầm tinh con khỉ, mà mình đâu có phá! HTMD
Ông "Đột Phá"
Tiến sĩ giấy ơi
Tôi gọi ông là “ông đột phá”
Đột vào đâu, và phá cái gì?
- Đột vào nơi bày toàn những ghế
Phá nơi nào cất giữ lương tri !
Thân giáp bảng sinh từ mảnh giấy
Bụng to đùng, đầu nhỏ tí ti
Khốn nạn dân lành được ông cưỡi cổ
Như cưỡi rùa bái tổ vinh quy.
“Trăm phần trăm đều là Tiến sĩ”
Ủy ban thế ấy Ủy ban gì?
Học đòi “đột phá tư duy”
Khỉ “đột” nó “phá” thì nguy giống nòi.
20-9-2009
Thái Hữu Tình
Một đêm thức dậy, "đường đời mở rộng"
Luận án được đóng gáy vuông, hơn trăm trang, trông rất được. Về nước nộp cho thư viện quốc gia một cuốn. Nhưng hình như nó đã bị mối xông hoặc bán cho hàng rong gói xôi. Vài năm trước đến xin lại, không thấy nữa.
Bằng đỏ được gói trong giấy bóng, cất trong két sắt. Thỉnh thoảng lôi ra ngắm hay mang về cho mẹ già ở quê khoe làng xóm. Cậu sinh viên nhà bên cạnh nhìn thấy vài lần, thản nhiên hỏi: “Chú mua hết bao nhiêu?”.
Tôi không mua bằng. Vì mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và bạn nên Hội đồng khoa học hàn lâm “thương” người Việt Nam đánh Mỹ, cần nhiều tiến sỹ về xây dựng đất nước. Tôi biết rõ các viện sỹ bạn đã ưu ái bỏ phiếu “đồng ý”, giúp tôi nên danh giá và họ hàng được tiếng thơm.
Rồi một đêm thức dậy, tôi…thành Tiến sỹ vì quốc gia quyết định “không còn học vị PTS”. Đường đời càng mở rộng.
Nhưng thật không may, cái bằng ấy giúp chút danh tiếng nhưng không có miếng. Trình độ có hạn nên đành đổi nghề, đi dạy học kiếm tiền. Thấy tổ chức nước ngoài thi tuyển, tôi đánh liều gửi đơn. Họ nhận vì may mắn trong CV đã không đề Ph.D. Nếu không bị liệt vào loại “over qualified - trình độ quá cao”.
Làm việc một thời gian, nhiều người biết tôi có bằng cấp nên thi nhau gọi đùa “Dr. X” dù tôi chỉ là anh chàng quản trị mạng máy tính. Tôi đã “lạy như tế sao”, xin họ bỏ chữ Dr.
Người ta xứng đáng là tiến sỹ nếu làm trong lĩnh vực đó nhiều năm, có kết quả nghiên cứu được thừa nhận, các trường mời giảng dạy, ứng dụng rộng rãi trong thực tế hoặc ít nhất có các bài báo đăng ở các tạp chí nổi tiếng.
Còn tôi, cái bằng kia đã vứt xó. Bao nhiêu năm nay không có bài báo nào, sống bằng quá khứ “nhầm lẫn” của hội đồng khoa học nước bạn trời Âu.
Xin can, xin can...
Tôi thấy run. Đàng hoàng là tiến sỹ, tên mình có thể được xét. Bà mẹ già 88 tuổi nghe tin này, sợ cụ không qua khỏi…vì mừng. Vì thế, tôi “cắn cơm cắn cỏ”, lạy các chư vị đừng cho tôi lên lưng rùa vì muốn mẹ tôi sống trăm tuổi.
Để đưa đất nước đi lên như ngày hôm nay, chúng ta có rất nhiều nhà khoa học thực sự giỏi, đóng góp rất lớn cho phát triển, xóa nghèo và bảo vệ đất nước. Họ xứng đáng có bia đá như các vị trạng nguyên thuở trước.
Những tên tuổi lớn như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của hay vài chục người khác nên được khắc ngay vào văn bia Quốc Tử Giám. Nhưng khắc tên 16 nghìn tiến sỹ thì thật khủng khiếp.
Tôi lo thần Kim Qui mang trên vai cả tài sản trí tuệ …rởm. Sự dối trá, nhất là dối trá trong khoa học, sẽ nặng như Ngũ Hành Sơn. Mai của các cụ rùa sẽ gẫy, bia sẽ đổ. Thế hệ tương lai mất công khuân đá để…làm đường.
Những năm cuối 1980, tôi còn nhớ phong trào làm hồ sơ phong giáo sư. Có người ra sức tìm các bài báo đăng đâu đó, rồi những bài đứng chung tên được chia chác. Chủ trì đề tài quốc gia được thêm vài điểm dù ông ta chỉ lĩnh tiền “chủ trì nhưng không làm gì”. Họp tổng kết, ông thường ngồi trên bàn đầu, nơi ống kính TV dễ bắt nhất. Tôi cứ tưởng tượng lúc xét lên bia đá trong Văn Miếu mới sẽ diễn vở kịch tương tự. Dám chắc, ông ta lại đòi ra mặt tiền của dãy bia.
16 nghìn tiến sỹ với 16 ngàn bia và rùa, kể cả công nổ mìn, đục, đẽo, khắc trên đá chắc đủ làm một con đường 16 km cho một vùng quê nghèo Hà Tĩnh hay Hà Nội mở rộng. Gọi đó là “Đường Tiến sỹ Việt Nam” sẽ được người đời nhớ lâu.
Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.
Vốn ghét sân golf, vì nước mình còn nghèo, nhưng tôi xin chuyển mục đích sử dụng mười mấy hecta đất cho thể thao “lỗ” thay vì dùng cho “Văn Miếu” đương đại. Hoặc kinh phí ấy dùng cho thi hoa hậu cũng thú vị, dù tôi không thích trình diễn áo tắm. Hoa hậu “rởm” về học lực nhưng chân dài và các vòng 1-2-3 của các nàng lại rất “thật”.
Về khoa học, công trình “rởm” biến thành tai họa “thật” cho người nghèo. Lịch sử nhầm lẫn trên "bia đá" dễ trở thành “bia miệng” cho đời sau.
Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã “xin can” trên báo Tia sáng (03/10/2008), trí thức Việt kiều Trần Hữu Dũng cũng viết đùa “Xin can, xin can” khi biết tin này.
Biết không thể khuyên người khác, tôi chỉ biết tự can…mình.
Vịnh Tiến sĩ giấy
Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
Buổi tối tại một quán nhậu đông đúc náo nhiệt, mọi người ăn uống ồn ào.
Có hai ông ngồi ở một bàn khuất góc quán, cả hai mặt đã bắt đầu đỏ gay. Họ đang nói chuyện gì không biết. Chợt ông mặc áo trắng nói:
– Tụi lãnh đạo bây giờ nhiều đứa xấu xa, tồi tệ như chó!
Ông mặc áo xanh bỗng nổi khùng, lên tiếng:
– Tôi phản đối cái lối nói xúc phạm, bôi bác của anh.
– Nhưng mà tôi nói đúng!
– Anh nói sai rồi!
– Tôi nói đúng!
– Anh nói sai! …
Cả hai bắt đầu to tiếng và có dấu hiệu sắp xảy ra xô xát. Thực khách xung quanh thấy vậy chạy lai can gián, một người hỏi:
– Có chuyện gì mà hai ông bạn phải to tiếng với nhău như vậy? Có gì thì cứ từ từ mà giải quyết với nhau.
Ông áo xanh:
– Ông ấy nói lãnh đạo bây giờ tồi như chó … Nói như vậy là rất xúc phạm nên tôi gây…
Một giọng nói nho nhỏ trong đám đông :
– Nói vậy là đúng chứ còn xúc phạm cái gì?
Ông áo xanh:
– Xúc phạm con chó của tôi !!!
Hiện nay báo chí có nói rất nhiều đến vấn đề thầy đánh trò. Nhưng tôi nghĩ, họ chỉ nêu được một mặt của vấn đề.
Bản thân tôi công nhận là có chuyện đó. Nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chiều con một cách thái quá.
Điều này sẽ đi ngược lại nguyên tắc giáo dục đạo đức. Con cái của chúng ta từ đó sẽ coi thường giáo viên.
Mà đã coi thường giáo viên thì bố mẹ của chúng sẽ bị đối xử như thế nào sau này?
Trước hết, ông đã đồng nhất chuyện đánh học trò với "nguyên tắc giáo dục đạo đức" như vậy theo ông giáo dục tất yếu phải đi đôi với bạo lực, roi vọt thì đó mới đúng theo đạo đức. Có thể ông bị ảnh hưởng bởi quan niệm dân gian của ông bà tổ tiên"Thương cho roi cho vọt" và tôi hình dung rằng ngày xưa đi học ông cũng đã bị ăn đòn nhiều lắm. Xin thưa lại với ông, quan niệm của nhà Nho tôn vinh 3 hạng người trong xã hội là Quân, Sư, Phụ là một quan niệm đúng đắn, nhưng một ông thầy muốn được học trò tôn vinh thì phải dựa vào đạo đức của mình (mà các nhà nho luôn làm được như thế), vì họ luôn sống theo thuyết Chính Danh: Quân Quân - Thần Thần - Phụ Phụ - Tử Tử. Chỉ cần làm được điều ấy thì ai cũng có thể được kính trọng, roi vọt để làm gì?
Tiếp theo ông lại đánh đồng tiếp việc coi thường giáo viên dẫn đến việc coi thường bố mẹ. Vậy thì thưa ông, những đứa trẻ sẽ nghĩ về cha mẹ nó như thế nào nếu đẩy nó vào trong một môi trường sư phạm đầy roi vọt, nhất là ở những lớp đầu cấp, ông có nghĩ chúng sẽ bị tổn thương và trở nên ngán sợ trường lớp hay không?! Còn nếu ông đánh những học sinh lớn hơn, nhất là ở độ tuổi mới lớn (lớp 8-9), chúng sẽ còn xấu hổ và mặc cảm với bạn bè đến mức nào
Ông viết tiếp
Thử hỏi nếu trong trường, trong lớp học có học sinh cá biệt mà các biện pháp kia không có hiệu quả thì các bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Các thầy đánh học trò nhằm mục đích gì?
Cũng có con đi học, là phụ huynh, nhưng tôi sẽ không có phản ứng gì nếu thầy giáo của con tôi làm như thế.
Ngược lại, tôi còn rất ủng hộ. Có như vậy, con tôi mới tiến bộ được.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc dùng roi vọt đối với học sinh cá biệt, tôi xem đây là một sai lầm rất lớn của ông. Thông thường, một học sinh cá biệt có thể là một đứa trẻ bị chứng tâm thần nhẹ hoặc xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bạo hành nên chúng trở nên tự ti so với bạn bè hoặc có xu hướng nổi loạn. Nếu một đứa trẻ đã bị bạo hành trong gia đình mà khi đến lớp còn bị thầy cô đánh đập thì em sẽ ra sao, ông có nghĩ đến điều đó không. Hay ông vô cảm rồi, chỉ biết đánh và đánh thôi. Tôi có lý khi nghĩ rằng ông đã vô cảm rồi vì ông đã "không có phản ứng gì nếu thầy giáo của con tôi làm như thế". Thầy giáo đâu phải là thánh, vẫn có đầy rẫy sai lầm, sân si đấy chứ. Ông có dám chắc rằng thầy luôn đúng không, hay sẽ có ngày thầy đem cả những chuyện bực bội ở nhà lên bục giảng, và những đứa trẻ sẽ là nạn nhân.
Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống này đã có từ ngàn đời nay và chắc chắn rằng nó sẽ đi suốt theo chiều dài phát triển của dân tộc.
Tại sao chúng ta không phát huy truyền thống đó mà lại đi ngược lại?
Những bậc phụ huynh đáng kính kia sẽ nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyên nhân của vấn đề này là hiện nay phụ huynh của chúng ta quá thương con, quá chiều con.
Tuy nhiên, các thầy cô giáo cũng nên sử dụng phương pháp này đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng.
Ông viết về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, về ý niệm "tôn sư" của ông thì đã rõ, còn "trọng đạo", đạo là "lẽ thật" vậy thì việc dùng roi vọt để ép người khác đi theo lẽ thật của mình hay của bất kì ai khác liệu có đi ngược với xu thế dân chủ và tôn trọng con người hay không?
Sau khi nói dông dài thì ông cũng có lưu ý "nên sử dụng phương pháp này "đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng", tôi thì nói rằng nếu sử dụng bạo lực thì luôn là "sai lúc, sai chỗ và sai đối tượng". Tinh thần Bất bạo động và Từ bi phải luôn được nêu cao, nhất là trong học đường.
Vài lời viết cho ông thầy giáo Vũ Đình Văn, tôi không biết có bao nhiêu phần trăm giáo viên sẽ đồng ý với cách suy nghĩ của ông. Nếu đó là số đông thì nguy hại quá...
GS Ga cho hay, ĐH Quốc tế Đà Nẵng có tổng số đầu tư 125 triệu USD, phục vụ khoảng 35.00 sinh viên.
Mục tiêu của dự án là đến năm 2020, trường ĐH này sẽ trở thành một trường ĐH nghiên cứu; sẽ nằm trong "top 200" của Châu Á vào năm 2025, "top 100" Châu Á năm 2030. Đến năm 2035, trường phấn đấu sẽ thuộc "top 500" của thế giới và đích đến năm 2040 sẽ thuộc top 200 thế giới.
Trước hết hãy bàn đến số tiền 125 triệu USD để phục vụ cho 3500 sv (hay là 35.000?). Nếu là 3500 sv thì đây là một điều rất đáng mừng, vì lần đầu tiên chúng ta đã dám tư duy theo kiểu "tiền nào của đó". Không thể tiếp tục duy ý chí kiểu không cần đầu tư mà cứ mong muốn đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, như phân tích của GS. Nguyễn Văn Tuấn, không nhất thiết phải đặt tiêu chí lọt vào top 500, 200 này nọ vì việc xếp hạng cũng chỉ mang tính hình thức và không khoa học. Chúng ta sẽ cố gắng tối đa nhưng đừng chạy theo những danh hão như thế.
Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết, Trường Đại học quốc tế Đà Nẵng sẽ chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ.
Ngoài ra cán bộ quản lý sẽ là đội ngũ người nước ngoài, nhưng vận hành theo quy chế của Bộ GD-ĐT.
Nhưng đọc đến đoạn này là đã thấy buồn lòng, nếu Bộ có khả năng "hướng dẫn" và "chỉ đạo" tốt thì giáo dục đại học của VN ngày nay đâu đến nỗi bết bát như thế. Không có khả năng mà cái gì cũng muốn vơ vào, thật là không biết lượng sức.
Dẫu sao nói thật lòng thì tôi vẫn mong muốn Đại học này sẽ hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, chứ không phải đánh trống bỏ dùi như bao nhiêu đề án "hoành tráng" đã từng có.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối