Mấy ngày qua dư luận xôn xao cho ý kiến về kết quả thi môn văn của thí sinh ĐBSCL khá thấp. Nói chung có nhiều nguyên nhân được đưa ra, trong đó có cả do "giáo viên chấm sát với đáp án " quá nên kết quả mới như vậy. Trong khi việc chấm điểm các môn tự nhiên như môn toán hay lý thường dễ dàng hơn do có câu trả lời và đáp án rõ ràng thì môn văn là môn học của cảm xúc, của trí tưởng tượng bay bổng và của sự cảm nhận cá nhân. Với đặc điểm trên thì việc áp dụng một đáp án cứng nhắc cho môn học này là việc khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến triệt tiêu khả năng sáng tạo của một học sinh nếu có một bài nào đó viết không đúng với "đáp án". Chưa biết thực hư thế nào nhưng theo phân tích của GS. Nguyễn Văn Tuấn thì độ tin cậy (CV) của kết quả thi PTTH trong vài năm gần đây ở ĐBSCL luôn rất thấp (0,08), điều này có nghĩa là bệnh thành tích ở miền Tây cũng thấp tương ứng. Theo tôi đây là một điều đáng mừng!
Tuy nhiên, những địa phương có thành tích đỗ tốt nghiệp PTTH cao (cũng như điểm thi môn văn khá tốt) khoan vội vui mừng. Theo một số thông tin tôi được biết thì học sinh ở thành phố HCM có một cách học văn khá kì quái và khổ nhọc là học ...thuộc lòng. Trong năm lớp 12, các bài văn đạt điểm cao của hs các khóa trước, thậm chí là của trường khác sẽ được photo lại và hs chỉ cần theo đó mà tụng. Cách thức kiểm tra của thầy cô giáo trong trường là kiểm tra mức độ thuộc lòng của các em. Thật là hết chỗ nói. Vì bệnh thành tích hay để được "an toàn", người ta đã biến các em thành những cái máy cassette chạy bằng cơm. M. Gooki từng nói "Văn học là nhân học", câu nói này đã phản ánh chính xác tầm quan trọng của môn văn trong việc hình thành nhân cách của một con người, hay thậm chí có thể thông qua lời văn mà ta có thể đánh giá nhân cách của họ. Thế nhưng giờ đây học sinh chúng ta đang phải sống bằng sự vay mượn cảm xúc, không biết rồi đây có ai cho họ vay nốt nhân cách hay không?
Tuy nhiên, những địa phương có thành tích đỗ tốt nghiệp PTTH cao (cũng như điểm thi môn văn khá tốt) khoan vội vui mừng. Theo một số thông tin tôi được biết thì học sinh ở thành phố HCM có một cách học văn khá kì quái và khổ nhọc là học ...thuộc lòng. Trong năm lớp 12, các bài văn đạt điểm cao của hs các khóa trước, thậm chí là của trường khác sẽ được photo lại và hs chỉ cần theo đó mà tụng. Cách thức kiểm tra của thầy cô giáo trong trường là kiểm tra mức độ thuộc lòng của các em. Thật là hết chỗ nói. Vì bệnh thành tích hay để được "an toàn", người ta đã biến các em thành những cái máy cassette chạy bằng cơm. M. Gooki từng nói "Văn học là nhân học", câu nói này đã phản ánh chính xác tầm quan trọng của môn văn trong việc hình thành nhân cách của một con người, hay thậm chí có thể thông qua lời văn mà ta có thể đánh giá nhân cách của họ. Thế nhưng giờ đây học sinh chúng ta đang phải sống bằng sự vay mượn cảm xúc, không biết rồi đây có ai cho họ vay nốt nhân cách hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét