Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Nếu "thiên triều" đem quân xâm lấn nước ta

Trong những ngày này trừ những thông tin "chính thống" được in trên báo giấy với những chuyện vô thưởng vô phạt hoặc những điều đã được tô hồng nhuộm đỏ, xào nấu lại theo đúng khẩu vị của bề trên thì trên các trang mạng của nước ta và "thiên triều", không khí dường như đang ngày càng căng thẳng. Trong khi lời thỉnh cầu của các quan nước ta với thiên triều về vụ dở bỏ lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông bị từ chối một cách thẳng thừng thì người dân của họ, với dòng máu hiếu chiến và côn đồ từ ngàn xưa đến nay đã thẳng thừng bàn đến việc tấn công Việt Nam. Có lẽ chúng sợ ta đã quên "bài học" ngày xưa, từ thưở "Hán - Đường - Tống - Nguyên" đến bài học gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới 1979 nên bây giờ định bắt ta phải ôn lại chăng. Thật ra, kẻ cần phải học lại bài học lịch sử phải là những tên mang cuồng vọng hàng ngàn năm qua, những kẻ luôn tự huyễn hoặc mình khi tự xưng là Đại Hán, là ThiênTử. Khi có ý định đánh Việt Nam, có lẽ việc trước tiên là bọn bay hãy đọc lại lịch sử để xem dân Nam giữ nước như thế nào. Nước Nam tuy nhỏ nhưng vẫn có thể dõng dạc tuyên bố "Sông núi nước Nam vua Nam ở", vẫn có thể "hùng cứ một phương" cùng với các quốc gia khác. Khi đất nước lâm nguy, nếu "cả nước đồng lòng, vua tôi hòa mục" thì không có một sức mạnh nào có thể uy hiếp được. Một khi người lãnh đạo đất nước dám "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" vì vận nước thì mỗi người dân Việt cũng sẵn sàng thích hai chữ "Sát Thát" trên cánh tay. Chúng ta là nước nhỏ, không bao giờ có tư tưởng hiếu chiến muốn chống lại một nước lớn hơn mình gấp bội. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà dân Nam lại chịu nhân nhượng, khuất phục một cách yếu hèn, nhu nhược. Nếu thiên triều muốn sang xâm lấn, thì chúng ta sẽ có quyền tự vệ một cách chính đáng. Chúng ta sẽ học tập hào khí của tiền nhân:
Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ

Bài học của ngàn xưa còn đó, không ai có thể quên!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét