Thế là GS. Nguyễn Văn Chiển một nhà khoa học Địa chất lớn của đất nước đã ra đi. Đó hiển nhiên là một sự mất mát lớn cho dân tộc. Tuy nhiên khi đọc bài viết của tác giả Phạm Kim Ngân, tôi cảm thấy buồn vì một lẽ khác. Xin trích dẫn ra đây một vài đoạn:
- Lên hết cầu thang ngôi nhà thuộc khu Tập thể Đại học Bách Khoa, tôi không tin vào mắt mình khi đứng trước cửa nhà ông. “Đây là nhà GS Chiển sao ạ?”- Tôi không dấu nổi sự ngạc nhiên trong câu hỏi với PGS Huy. “Ừ!”- Một câu trả lời gọn, không có bất cứ một giải thích nào thêm. Mặc cho tôi nhìn trân trân vào cái cánh cửa bằng gỗ dán đã đến thời kỳ không thể xuống cấp hơn, PGS Huy đưa tay lên gõ cửa. Và trong căn phòng không có gì đáng giá ngoài sách của vị GS đáng kính... (vị GS già của chúng ta "được" đối xử tốt đến thế sao? Vậy mà người ta cứ hàng ngày rao giảng về cái gọi là Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, nếu nó thật sự như thế thì giới trí thức (thật sự) Việt Nam đâu đến nỗi phải sống khổ đến thế!
- Lên hết cầu thang ngôi nhà thuộc khu Tập thể Đại học Bách Khoa, tôi không tin vào mắt mình khi đứng trước cửa nhà ông. “Đây là nhà GS Chiển sao ạ?”- Tôi không dấu nổi sự ngạc nhiên trong câu hỏi với PGS Huy. “Ừ!”- Một câu trả lời gọn, không có bất cứ một giải thích nào thêm. Mặc cho tôi nhìn trân trân vào cái cánh cửa bằng gỗ dán đã đến thời kỳ không thể xuống cấp hơn, PGS Huy đưa tay lên gõ cửa. Và trong căn phòng không có gì đáng giá ngoài sách của vị GS đáng kính... (vị GS già của chúng ta "được" đối xử tốt đến thế sao? Vậy mà người ta cứ hàng ngày rao giảng về cái gọi là Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, nếu nó thật sự như thế thì giới trí thức (thật sự) Việt Nam đâu đến nỗi phải sống khổ đến thế!
- Và đây là lời tâm sự của ông: "Một đất nước một thời gian dài đặt trí thức xuống cuối cùng, Công-Nông-Binh-Trí thức, và cho đến nay trí thức vẫn chưa thực sự được coi trọng, được lắng nghe thì đất nước sao phát triển tốt được? Các nhà khoa học giỏi nhất cũng chỉ là những bông hoa tô điểm mà thôi…”.
- Cũng là một lời nhắn nhủ cho những ai còn có chút lương tâm đối với trí thức: “Hy vọng trong thời gian tới, các dự án phát triển, nhất là các dự án trọng điểm của đất nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không còn bị trở thành vật trang trí.”
Những dòng này đã được viết hơi muộn, giống như tựa đề bài viết "Chúng ta đã để lỡ mất rồi", phải và chắc sẽ còn nhiều cái "lỡ" như thế nữa. Thành kính phân ưu cùng gia đình GS và mong linh hồn ông sớm siêu thăng nơi Phật quốc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét