Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2009

Nông dân có thể bị phạt khi sử dụng phân bón giả!

Lại một "phát minh" mới của mấy vị quan chức nữa, giống như câu phát biểu của ông giám đốc Sở Y Tế Hà Nội Lê Anh Tuấn khi tuyên bố "Những trường hợp như vậy (tức ăn bẩn) phải xử lý thật nghiêm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự vì những người này đã để dịch bệnh lây lan đe doạ tính mạng cả cộng đồng". Với "phát minh" này, các vị đã chuyền một đường bóng trách nhiệm sang cho người nông dân. Nông dân vốn đã khổ lắm rồi các vị à, đừng bắt phạt khi họ lỡ xài phải phân dỏm do sự thiếu trách nhiệm và năng lực quản lý trị trường của các vị. Đúng là gắp lửa bỏ tay người, thiệt tình!

HTMD

Nông dân có thể bị phạt khi sử dụng phân bón giả

Cập nhật lúc 21:19, Thứ Sáu, 24/07/2009 (GMT+7)
,

– Để hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả hoành hành, nông dân cũng có thể bị xử phạt nếu họ sử dụng phân bón giả, kém chất lượng.

Nội dung trên được Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đưa ra bàn thảo trong hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đối với dự thảo mới về nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón của Chính phủ, diễn ra ngày 23/7 tại TP.HCM.

Nếu nông dân bị phạt vì sử dụng phân bón giả, vô tình cơ quan chức năng tiếp tay cho nạn phân giả hoành hành! (Ảnh: Ca Hảo)

Theo dự thảo nghị định mới mà Cục trồng trọt đưa ra, mức xử phạt hành chính cao nhất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán phân bón giả, kém chất lượng có thể lên tới 100 triệu đồng, thay vì từ 13-15 triệu đồng như trước đây.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn vì trong nghị định đã định nghĩa phân bón giả một cách không rõ ràng, khi chỉ coi “đó là những loại phân bón được sản xuất ra trái pháp luật, có hình dáng giống như các loại phân bón….”.

Nếu theo định nghĩa này thì với những loại phân bón thiếu tới hơn 99% hàm lượng dinh dưỡng nêu trên, cũng vẫn chỉ là sản phẩm kém chất lượng chứ chưa phải là giả.

Như vậy, thật khó để có sản phẩm được gọi là phân bón giả. Đồng thời, dự thảo nghị định này cũng đã bỏ qua việc kiểm tra và xử lý những sản phẩm phân bón nhập khẩu, và một số có xu hướng xuất khẩu hiện nay.

"Định nghĩa phân bón giả nên lấy tiêu chí về hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm, chẳng hạn từ 0,5-30% là kém chất lượng, trên 70% có thể coi là giả, doanh nghiệp cố tình gian lận thương mại." (Ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam)

Dự thảo nghị định lần này cũng đã đưa ra khung xử lý mạnh nhất là đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Tuy nhiên, những cơ sở trực tiếp sản xuất phân bón giả mới chính là thủ phạm lại nằm ngoài những ràng buộc của quy định này?

Điều khoản thu hút được sự quan tâm đông đảo nhất là xử lý vi phạm trong việc sử dụng phân bón.

Với quy định này, người sử dụng (chủ yếu là nông dân) có thể bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng nếu sử dụng phân bón không có tên trong danh mục và gây ô nhiễm môi trường…

Giải thích ý nghĩa điều khoản này, ông Phạm Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho rằng, nó sẽ buộc người nông dân phải kiểm soát nguồn cung cấp.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Thanh Hải,Chánh thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau, làm như vậy không tránh khỏi việc người nông dân sẽ bị xử oan uổng, vì nhiều doanh nghiệp làm giả vẫn có đăng ký nhãn mác bao bì… như hàng thật, trong khi đó nông dân không thể dùng mắt thường để kiểm tra.

Nếu áp dụng quy định này, theo ông Hải sẽ hạn chế việc nông dân lên tiếng tố giác phân bón giả.

Ca Hảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét