Don't even think about it!
Khẩu hiệu "cổ phần hóa", "xã hội hóa" hay "nhà nước và nhân dân cùng làm" đang bị lạm dụng nghiêm trọng. Theo tôi, cho đến giờ này chất lượng đào tạo của các trường ĐH dân lập, bán công hay tư thục gì gì đó vẫn còn là điều đáng bàn. Trên thực tế, phần lớn những sv theo học các trường này đều là những người không thể đỗ vào các đại học công lập. Vì vậy, có thể nói chỉ tính trên chất lượng đầu vào thì sv trường tư cũng đã kém rồi. Với xu hướng chuộng bằng cấp như hiện nay, các gia đình khá giả đều muốn con em mình phải theo học một ĐH nào đó bất kể chất lượng ra sao. Nắm bắt được nhu cầu trên, rất nhiều nhà đầu tư (mà phần lớn là giảng viên của các trường công) có vốn và ra ngoài để làm ăn. Có thể nói đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là siêu lợi nhuận. Thử nhìn vào mức học phí sv trường tư phải đóng sẽ thấy được điều đó. Một đặc điểm nữa là các trường tư thường tỏ ra rất nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng của xã hội và luôn mở ra nhiều ngành học rất hấp dẫn, mặc dù trong thực tế họ chưa có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất và con người để đào tạo. Một ví dụ là hầu hết các trường dân lập hiện nay đều có ngành Công nghệ Sinh học. Tất cả những ai làm việc trong ngành này đều biết nó đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về trang thiết bị và con người. Vì vậy, trong hoàn cảnh thiếu đủ thứ như hiện nay, chất lượng sv các trường này sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?!
Con người ta làm gì đi nữa cũng không nằm ngoài hai chữ danh và lợi. Tôi không nói tất cả các trường công lập đều tốt đẹp, nhưng dù sao đi nữa thì những các tên như ĐH Y Dược, Bách Khoa, Kinh Tế vẫn là mơ ước của tất cả mọi sv vì thương hiệu các trường này đã được thử thách trong một thời gian dài.
Cuộc sống này không bao giờ có sự bình đẳng thật sự. Quyền lựa chọn vẫn hay nằm trong tay những người có nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, tìm cách cắt nốt cơ hội vươn lên của phần lớn thanh niên (nhất là ở vùng sâu, vùng xa) là một việc làm phi đạo đức. Vì vậy, don't even think about it!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét