Cái này mới đúng là thư gửi học sinh, chứ không phải là một bản báo cáo thành tích của ngành giáo dục.
HTMD
Chào các em - các em ra sao hôm nay? Tôi đang có mặt cùng với các học sinh trường Trung học Wakefield ở Arlington, Virginia. Và các học sinh trên toàn nước Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12 cũng đang lắng nghe. Tôi rất vui là các em có thể tham gia cùng chúng tôi hôm nay.
Tôi biết rằng với đa số các em, hôm nay là ngày đầu tiên đến trường. Và với các em mẫu giáo, hoặc vừa bắt đầu tiểu học, trung học, đây là ngày đầu tiên ở trường mới, vì thế nếu các em hơi hồi hộp cũng là điều dễ hiểu. Tôi mường tượng những em học sinh lớp 12 chắc đang cảm thấy rất vui, chỉ còn một năm nữa mà thôi. Và bất kể các em đang học lớp mấy, một số chắc đang mong muốn mùa hè vẫn còn để sáng nay các em có thể ngủ nướng thêm một tí.
Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống tại Indonesia được vài năm, và mẹ tôi đã không có đủ tiền để cho tôi theo học tại trường dành riêng cho các trẻ người Mỹ. Bà bèn quyết định tự dạy cho tôi một số lớp, Thứ Hai đến Thứ Sáu - vào 4:30 mỗi sáng.
Tôi đã không vui mấy khi phải thức dậy sớm như thế. Rất nhiều lần tôi đã ngủ gục ngay tại bàn ăn. Nhưng mỗi khi tôi than vãn, mẹ tôi lại nhìn tôi theo kiểu của bà và nói "Mẹ cũng chẳng sung sướng gì đâu, nhóc ạ."
Vì thế tôi biết rằng một số trong các em vẫn đang hoà nhập vào việc quay lại trường. Nhưng hôm nay tôi có mặt ở đây vì tôi có vài điều quan trọng cần nói với các em. Tôi có mặt ở đây vì tôi muốn nói với các em về sự học của các em và những gì đang chờ đợi các em trong năm học mới này.
Tôi đã từng diễn thuyết rất nhiều về giáo dục. Và tôi cũng từng nói rất nhiều về trách nhiệm.
Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.
Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.
Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.
[...]
Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.
Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.
Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.
[...]
Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự xác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.
Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.
[...]
Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.
Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?
[...]
Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.
HTMD
Chào các em - các em ra sao hôm nay? Tôi đang có mặt cùng với các học sinh trường Trung học Wakefield ở Arlington, Virginia. Và các học sinh trên toàn nước Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12 cũng đang lắng nghe. Tôi rất vui là các em có thể tham gia cùng chúng tôi hôm nay.
Tôi biết rằng với đa số các em, hôm nay là ngày đầu tiên đến trường. Và với các em mẫu giáo, hoặc vừa bắt đầu tiểu học, trung học, đây là ngày đầu tiên ở trường mới, vì thế nếu các em hơi hồi hộp cũng là điều dễ hiểu. Tôi mường tượng những em học sinh lớp 12 chắc đang cảm thấy rất vui, chỉ còn một năm nữa mà thôi. Và bất kể các em đang học lớp mấy, một số chắc đang mong muốn mùa hè vẫn còn để sáng nay các em có thể ngủ nướng thêm một tí.
Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống tại Indonesia được vài năm, và mẹ tôi đã không có đủ tiền để cho tôi theo học tại trường dành riêng cho các trẻ người Mỹ. Bà bèn quyết định tự dạy cho tôi một số lớp, Thứ Hai đến Thứ Sáu - vào 4:30 mỗi sáng.
Tôi đã không vui mấy khi phải thức dậy sớm như thế. Rất nhiều lần tôi đã ngủ gục ngay tại bàn ăn. Nhưng mỗi khi tôi than vãn, mẹ tôi lại nhìn tôi theo kiểu của bà và nói "Mẹ cũng chẳng sung sướng gì đâu, nhóc ạ."
Vì thế tôi biết rằng một số trong các em vẫn đang hoà nhập vào việc quay lại trường. Nhưng hôm nay tôi có mặt ở đây vì tôi có vài điều quan trọng cần nói với các em. Tôi có mặt ở đây vì tôi muốn nói với các em về sự học của các em và những gì đang chờ đợi các em trong năm học mới này.
Tôi đã từng diễn thuyết rất nhiều về giáo dục. Và tôi cũng từng nói rất nhiều về trách nhiệm.
Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.
Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.
Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.
[...]
Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.
Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.
Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.
[...]
Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự xác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.
Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.
[...]
Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.
Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?
[...]
Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét