Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009
Văng hóa mời đám cưới!
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009
Vài suy nghĩ về bà Trần Ngọc Sương và nông trường sông Hậu!
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009
Tư duy thời hội nhập!
http://www.quangninh.gov.vn/So-GDDT/apm_sgd/0020d0.aspx
Trong đề cương này, có nhiều chỗ người soạn thảo dùng chữ “chúng”, chẳng biết chỉ ai. Có lẽ để chỉ những người không cùng quan điểm với Đảng chăng? Nhưng nhận định sau đây thì có lẽ “chúng” ở đây là Mĩ: “Chúng tập trung vào “chiến lược con người” để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hoá Việt Nam. Đến nay chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/ năm, còn “Quỹ giáo dục Việt Nam” mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100 sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai dự án “Góc Hoa Kỳ” nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ. Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản “lộ trình 4 bước”, trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở các cơ sở tại Việt Nam.”
Và báo chí và phản biện: “[…] Thời gian qua, có một số lãnh đạo và báo chí, phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí đối lập với Đảng, quá nhấn mạnh vai trò “phản biện” và lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết công kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.”
Chẳng thấy nói gì đến việc phim ảnh Hàn Quốc tràn lan hiện nay ở Việt Nam. Cũng chẳng thấy nói gì đến phim ảnh nhảm nhí của Trung Quốc phủ đầy làn sóng tivi Việt Nam. Những phim ảnh đó, sản phẩm văn hóa đó cũng theo phong cách phương Tây đó chứ! Vậy thì tại sao lại lo ngại chuyện Mĩ giúp về giáo dục và đào tạo, mà tôi nghĩ là họ có ý tốt chứ chắc chẳng có "diễn biến hòa bình" gì cả. Vấn đề là bản lĩnh văn hóa của mình. Văn hóa mình yếu thì mình cảm thấy bị đe dọa, nhưng nếu văn hóa mình mạnh thì chẳng phải lo lắng xâm lăng văn hóa từ đâu cả.
Hình như Ban tuyên giáo giả định rằng ai theo học ở Mĩ cũng đều bị "nhiễm" văn hóa Mĩ và lối sống phương Tây, nhưng tôi ngờ rằng giả định này không hẳn đúng. Tôi sống và làm việc ở ngoài này cả gần 30 năm mà tôi vẫn là người Việt Nam, tôi vẫn nói tiếng Việt, vẫn ăn thức ăn Việt, vẫn mang trong người tình cảm Việt, tôi không sống theo phương Tây. Dù rằng trong thực tế cũng có vài người chạy theo và bị phương Tây "cảm hóa", nhưng số này không nhiều và phần đông là trẻ tuổi, nhưng một thời gian sau thì họ lại quay về với nguồn cội.
Mà, nếu có cách suy nghĩ theo phương Tây hay làm việc theo phong cách phương Tây thì có gì là sai hay xấu xa đến nỗi phải lên án chứ? Phương Tây cũng có nhiều (rất nhiều) điều để chúng ta học hỏi từ họ. Trong quá trình hội nhập, tôi lại nghĩ Việt Nam cần nhiều người có kinh nghiệm cọ xát với văn hóa phương Tây. Cứ nhìn sang Hàn Quốc, Nhật, hay Đài Loan thì thấy: những người du học ở phương Tây và Mĩ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế và khoa học.
Có khi, chính sự bảo thủ của ta làm cho ta tụt hậu và khó hội nhập thế giới. Cứ nhìn qua những quan chức Việt Nam đi công tác nước ngoài thì thấy là chúng ta "lép vế" như thế nào. Khả năng Tiếng Anh còn quá kém, làm chọ họ thụ động, không phát biểu được điều gì hay ho. Còn phong cách hành xử theo kiểu truyền thống Á châu thì không hợp với cộng đồng quốc tế. Chẳng nói gì xa xôi, ngay cả cách ăn mặc của một số lãnh tụ chính trị Việt Nam khi phó hội quốc tế cũng thấy rằng họ có quá nhiều sơ hở, có khi làm người ta cười cho.
Khổ thiệt! Chiến tranh lạnh đã qua lâu rồi, mà hình như ở VN vẫn còn những người suy nghĩ rất nóng. :-) Với cái nhìn này thì những bàn thảo về đại học đẳng cấp quốc tế, cải cách giáo dục, hội nhập khoa học, này nọ … sẽ rất khó dẫn đến hiệu quả nào.
Điều đáng buồn là thời đại này mà Ban tuyên giáo vẫn còn nói theo kiểu "chúng" và "ta", chẳng khác gì giữa kẻ thù và ta. Ngày nay, người ta không quan tâm đến chuyện anh theo chủ thuyết gì mà là anh là ai. Khi tôi đi dự hội nghị ở nước ngoài (như tôi thuật lại), ít ai hỏi tôi VN bây giờ là XHCN hay gì gì, mà là "anh là người Việt Nam hả"? Tôi nghĩ đó là một sự chuyển biến từ ý thức hệ sang căn cước tính. Mà, đặc tính để xác định căn cước chính là dân tộc và tôn giáo, hay nói chung là "văn hóa". Thành ra, cái mà chúng ta cần là trang bị cho mình một bản lĩnh văn hóa, chứ không phải những giáo điều chính trị.
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009
Tự hào!
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009
Xem "thành tích" của ĐH Công nghệ!
Hơn 60% số cán bộ khoa học của trường có học vị tiến sỹ. Trong 5 năm qua, ĐH Công nghệ đã công bố quốc tế gần 150 công trình khoa học (trong đó, 35 công trình đăng trên các tạp chí, hơn 110 công trình đăng trên kỉ yếu của các hội nghị khoa học).
Mục tiêu của ĐH Công nghệ là trở thành một trường ĐH đẳng cấp quốc tế.
Như nhiều bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, trong khoa học những cái gọi là "đăng trên kỉ yếu của các hội nghị khoa học" chỉ có một giá trị khoa học rất thấp vì thực chất những bài viết đó chưa được thông qua quá trình kiểm duyệt nghiêm túc. Đó là chưa kể chất lượng của các hội nghị khoa học là rất không giống nhau, "thượng vàng hạ cám" đủ cả, nên việc đăng trong kỉ yếu không nên được tính đến như là một "thành tựu" nghiên cứu khoa học. Như vậy, nếu tính 35 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế (không biết uy tín của những tạp chí này như thế nào) trong 5 năm thì trung bình mỗi năm trường chỉ công bố được trung bình 7 bài, trong khi lực lượng tiến sĩ của trường chiếm đến 60% trong tổng số cán bộ giảng dạy. Tạm giả định tổng số cán bộ giảng dạy của trường là 100 thì hiện có 60 tiến sĩ, vậy hiệu suất công bố của mỗi vị là 0,12 bài/năm, rõ ràng đây không phải là một con số đáng tự hào.
Chất lượng (nghiên cứu) của thầy còn rất khiêm tốn, nhưng mục tiêu cho năm sau (2010) thì vô cùng hoành tráng. Tôi tiếp tục giả định số sv của trường tốt nghiệp vào năm sau là 100 thì theo mục tiêu, sẽ có 25 sv được nhận các học bổng (hoặc tự túc) du học để có thể "được học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo - nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài". Nếu đúng như vậy thì quả là hồng phúc của Việt Nam, vì ai cũng biết để được đi du học thì ngoài kiến thức chuyên môn khá thì thí sinh phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu 550 điểm Toefl. Chỉ 4 năm học ở bậc đại học mà trường có thể đào tạo được 1/4 trong tổng số sv của mình đạt trình độ đó thì phải nói là bái phục.
Ai cũng biết giữa lời nói với việc làm luôn là một khoảng cách rất lớn và với tình hình của nước ta, đặt ra mục tiêu cao như vậy liệu có khả thi không, hay là các ngài chỉ đề ra theo cảm hứng. Năm sau (2010) chúng ta sẽ có câu trả lời!
Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009
Trích "Âm thanh huyền diệu của chiếc hồ cầm"
Thiền sư Nhất Hạnh gửi cho tăng thân Bát Nhã
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009
Màu mè!
Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009
Nhục!
Thưa các bạn
Ngày 30/9, trong khi lực lượng hải quân Trung Quốc đã hành xử với bà con ngư dân Quảng Ngãi như những tên hải tặc thứ thiệt, không chỉ sử dụng súng ngăn không cho họ vào trú tránh cơn bão số 9 tại đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ; Thậm tệ hơn, hải quân Trung Quốc còn xông lên tàu của bà con ngư dân ta, giở những hành vi ác độc như: trấn cướp tài sản, những trang thiết bị đi biển như điện thoại, máy định vị như báo Sài Gòn Tiếp thị vừa đưa tin.
Thế nhưng sau đó 1 ngày, ngày 1/10/2009, Ngài Đại sứ Nguyễn Văn Thơ kính mến của chúng ta tại Bắc Kinh đã giành cho phóng viên Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc một buổi phỏng vấn, Ngài đã dùng những lời lẽ hoa mỹ trên cả tuyệt vời để ca ngợi sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc, ca ngợi tình hữu nghị Việt-Trung?
Trước sự hoành tráng của buổi lễ diễu binh, ông Nguyễn Ngọc Thơ tỏ ra cảm kích: "đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam";( Xin Ngài Đại sứ Nguyễn Văn Thơ chớ có loạn ngôn, cái gọi là niềm tự hào mà ngài nống lên ấy chỉ có thể có đối với nhà đương cục Bắc Kinh và của Ngài thôi, chứ chưa chắc của số đông người dân Trung Hoa; Xin Ngài đừng có nhân danh nhân dân châu Á, nhân dân Việt Nam và ngư dân Quảng Ngãi cất lên niềm tự hào này mà tội cho họ...)
Ngài Đại sứ Nguyễn Văn Thơ không chỉ cảm kích mà ông tỏ ra khá thuộc bài vở, những luận thuyết dối trá mà ông Hồ Cẩm Đào nêu ra: xây dựng một xã hội hài hòa, các mối quan hệ quốc tế hài hòa...
Để hài hòa Trung Quốc cho phát triển và phô trương lực lượng quân sự hùng hậu chưa từng thấy khiến cho nhiều quốc gia phải dè chừng, riêng ông Đại sứ Việt Nam lại không dấu nổi sự tự hào về sự lớn mạnh của các lực lượng quân sự Trung Quốc? Cùng với sự phô diễn này là những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền lãnh thổ, những sự gây hấn trên biển, trên bộ không chỉ với Việt Nam thế nhưng ông Đại sứ Việt Nam lại coi đó là cử chỉ yêu hòa bình của Trung Quốc thế mới chết con người ta ?
Ngài còn cảm kích "Chúc đài ( Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc) thành công trong sự nghiệp của mình, mong rằng đài đưa tin nhiều hơn, tích cực hơn, làm sao góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Trung"; quan nghệ "hữu nghị" mà Ngài Đại sứ muốn chúc đây chắc là kiểu, cách hành xử của hải quân Trung Quốc: Dùng súng xua đuổi và xông lên tàu cướp bóc tài sản của những ngư dân vô tội của Việt Nam ngày càng quy mô, hoành tráng hơn...
Chúng tôi đã từng có bài "ca ngợi" thành tích của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh trong bài: Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, "ăn cơm nhà vác tù và Trung Quốc ???"
(*http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=1303;
http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=1390 )
Qua bài phỏng vấn sau đây, bạn đọc sẽ được thưởng thức "tiếng tù và Trung Quốc" do đích thân Ngài Đại sứ Nguyễn Văn Thơ " độc tấu" vào ngày 1/10/2009 tại Bắc Kinh nó diệu vợi, thơm tho như thế nào ???
Trong khi đó bà con ngư dân Quảng Ngãi đang loay hoay cho tàu chạy về quê mà không có máy định vị, do hải quân Trung Quốc cướp mất, thế nhưng Ngài Đại sứ lại đang say sưa tấu khúc khải hoàn, ca ngợi những thành tựu vĩ đại, những bước tiến thần kỳ của Trung Quốc. Ngài hoàn toàn thờ ơ, vô cảm trước những tai ương của đồng bào mình đang lâm nạn do phía hải quân Trung Quốc gây ra !
Như chúng ta biết, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan được hưởng phụ cấp và lương cao nhất trong ngành ngoại giao; nhân dân nghèo khổ lên rừng, xuống biển bắt cá, mò tôm về để bán lấy tiền nộp thuế cho nhà nước, để nhà nước trả phụ cấp lương cao bằng ngoại tệ cho các vị, thế mà các vị lại nỡ thờ ơ, quay lưng lại trước hoạn nạn mà họ bị hải quân Trung Quốc gây hấn tàn độc?
Theo một ông bạn ngành ngoại giao cho biết, trước khi cử ông Nguyễn Văn Thơ sang làm Đại sứ tại Bắc Kinh, Nhà nước đã có vài phương án nhưng đã không được phía Trung Quốc chấp nhận? Phải chăng do cảm kích về thịnh tình của phía Trung Quốc, đã chấp nhận cho Ngài được làm Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh- nơi lương cao, phụ cấp cao, do vậy nên Ngài phải ra sức tấu tù và ca ngợi tình hữu nghị Trung-Việt chăng ?
Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009
Bé hạt tiêu!
Diều hâu đuôi đỏ la ó khi bị con thụy hồng mổ vào đầu
Trong một phút, con chim đã can đảm rượt theo con diều hâu có kích thước to lớn gấp chừng 50 lần thân hình nhỏ bé của nó. Con chim dường như rất thích cưỡi lên mình đối phương, trước khi bắt đầu một cuộc tấn công - mổ lia lịa vào đầu con diều hâu.
Diều hâu vẫy vùng khi chim thụy hồng tiếp tục tấn công
Con diều hâu to lớn có vẻ như bất lực trước chim thụy hồng nhỏ, nó lắc mạnh hòng đẩy kẻ đang đè đầu cưỡi cổ lên mình và kêu thét cho đến khi thoát khỏi địa bàn cư ngụ của con mồi.
Anh Pat, tác giả bức ảnh cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy con diều hâu đuôi đỏ quấy nhiễu như vậy”. Anh cũng nói rằng, những con diều hâu anh thấy thường đuổi bắt những loài chim nhỏ.
Là thành viên trong gia đình giẻ quạt, thụy hồng nổi tiếng tháo vát với việc bảo vệ tổ, nó sẵn sàng xua đuổi tất cả những kẻ dám lảng vảng quanh tổ của mình bao gồm cả diều hâu.
Chim thụy hồng có tên khoa học là Tyrannus, được quy vào nhóm có cùng kiểu hành vi như vậy.
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009
Tổng thống Obama được giải Nobel hòa bình!
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009
Ngập lớn ở Quảng Nam là do thủy điện A Vương xả đập!
A Vương xả lũ: Bài học xương máu phải rút kinh nghiệm
VietNamnet- “Sự chọn lựa sinh tử trong giờ phút nguy hiểm ấy là bài học xương máu cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm” – ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói về việc nhà máy thuỷ điện A Vương tiến hành xả lũ khiến đỉnh lũ vượt rất xa các đỉnh lũ lịch sử, gây thiệt hại cho người dân đợt bão số 9 vừa qua.
A Vương xả lũ chưa đúng qui trình
Trong cuộc họp với các thành viên UBND tỉnh để triển khai công tác khắc phục hậu quả bão lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Minh Ánh nhấn mạnh, công tác phòng tránh đã được chủ động. Tuy nhiên, việc vận hành xả lũ tại các hồ chứa nước thuỷ điện nơi vùng thượng nguồn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
“Cần phải có một qui trình xả lũ và sự quản lý điều hành chặt chẽ, khoa học đối với các hồ chứa nước nhà máy thuỷ điện nơi đầu nguồn, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Việc xả lũ vừa qua của nhà máy thuỷ điện A Vương cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm…” – ông Lê Minh Ánh nói.
Việc nhà máy thuỷ điện A Vương tiến hành xả khiến đỉnh lũ vượt rất xa các đỉnh lũ lịch sử gần 2m nước, theo ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, người nhiều năm theo dõi mảng công nghiệp thừa nhận: “Việc xả lũ của nhà máy thuỷ điện A Vương ngay trong bão vừa qua là chưa đúng qui trình”.
Tại thời điểm bão đổ bộ, lũ thượng nguồn đổ về, những người có trách nhiệm vận hành hồ chứa nước thuỷ điện A vương đã đặt lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vào tình thế khó xử: Không cho xả lũ thì nguy hiểm đến an toàn của hồ chứa, còn cho xả lũ thì nguy hiểm đến tính mạng của hàng trăm nghìn hộ dân vùng hạ lưu.
“Sự chọn lựa sinh tử trong giờ phút nguy hiểm ấy là bài học xương máu cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm. Nếu cần thiết, phải chấp nhận sự hy sinh về kinh tế của nhà máy, chấp nhận xả nước của hồ chứa trước khi lũ về…” – ông Thu nhấn mạnh.
Không còn lựa chọn nào khác?
Trưa 29/9, khi gió bão gầm rít trên đầu, thông tin báo người chết, nhà đổ, lời cầu cứu giúp đỡ từ các địa phương tới tấp gọi về ban chỉ huy phòng chống lụt bão, thì cũng là lúc lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam nhận được báo cáo xin được xả nước lòng hồ thuỷ điện A Vương.
Trong cuộc hội ý chớp nhoáng diễn ra ngay buổi trưa đó, tất cả lãnh đạo tỉnh đều thống nhất không đồng ý cho xả lũ, nhưng sau đó ít tiếng đồng hồ, thông tin từ thuỷ điện A Vương báo về, nếu không cho xả lũ thì nguy cơ vỡ hồ chứa!
Không còn sự chọn lựa nào khác, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Minh Ánh và các thành viên đành phải “gật” cho xả lũ. Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi đó còn bất lực thốt lên: “Kiểu ni thì chết!”.
Ngay sau khi A Vương tiến hành xả lũ, lũ bắt đầu lên vùn vụt, mỗi giờ nước lên hơn 10cm. Đỉnh lũ lúc 3 giờ sáng ngày 30/9, nghĩa là sau 11 giờ xả lũ của hồ chứa nhà máy thuỷ điện A Vương, đã vượt xa đỉnh lũ lịch sử của các năm gần 2 mét nước. Vùng hạ lưu ngập chìm trong lũ khi bão chưa tan.
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009
Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009
Đi, đi ông!
Rứa là hết ! Chiều ni ông đi mãi *
Còn mong chi ngày trở lại, Quát ơi!
Đau làm sao, ông nhỉ, lúc chia phôi
Bởi nghịch cảnh, khiến bao người ngọng nói...
Ông len lét, cúi đầu, khi rời ghế
Áo quần tươm, cắp chiếc mũ le te
Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề
Cùng tai tiếng lan tràn nơi miệng thế!
Biết chăng hỡi, nỗi lòng ông sau đó ?
Nó tơi bời đau đớn lắm ai ơi !
Bàn chân ông còn luyến tiếc không rời
Cái ghế Tổng ** làm ông vui, đau khổ...
Nhớ những đêm, ông duyệt bài rất kỹ
Ghế làm ông vui, bởi bổng lộc ê hề
Ôi cái ghế bấy lâu ông âu yếm
Giữ để dùng, để tác quái, tác oai !
Ông ngoái lại lưu luyến nhìn chiếc ghế
Buồn rưng rưng đôi mắt ướt ly sầu!
Biết làm sao, ông hỡi, bút lỡ sa ?
Lời mắng nhiếc cứ lan tràn, nhục nhã !
Thì ông hỡi ! Đi đi, đừng tiếc ghế !
Ngại ngùng chi? Nấn ná chỉ thêm phiền!
Đi đi ông, can đảm bước chân lên
Cố chịu đấm, xôi khó lòng nuốt nổi !
Ông nên rút, chớ ngậm ngùi, khổ tủi
Bởi chính ông người gieo rắc thị phi
Nhớ nghe ông: cho đến lớn, đến già
Sự dốt nát sớm muộn rồi cũng lộ...
Mùa Nobel năm nay, người Mỹ sẽ lại áp đảo?!
Mở hàng cho mùa giải Nobel năm nay là 3 người Mỹ với giải Nobel Y học. Trong mấy mươi năm qua, người Mỹ luôn chiếm ưu thế áp đảo ở hầu hết các đợt trao giải ở tất cả các lĩnh vực khác nhau (trừ Văn học). Điểm mạnh nhất của người Mỹ là lĩnh vực kinh tế khi họ hầu như là chủ nhân của giải thưởng này trong suốt nhiều năm liền. Điểm đặc biệt năm nay là có đến 2 nhà khoa học nữ được trao thưởng, điều này cho thấy phụ nữ đang chứng tỏ khả năng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đỉnh cao, một điều mà từ trước đến nay, trừ một số trường hợp ngoại lệ của gia đình Curie thì nam giới luôn tỏ ra "độc quyền". Đây cũng là một điều đáng mừng cho phái nữ nói riêng và nhân loại nói chung, vì ai cũng biết phụ nữ là một nửa đầy quyền uy của thế giới này! HTMD
3 người Mỹ đã mở màn cho mùa giả Nobel 2009 với việc chia nhau giải Nobel Y học - giải đầu tiên năm nay.
Bà Carol Greider. Ảnh AP.
Hội đồng Nobel của Thụy Điển ngày 5/10/2009 đã chính thức công bố giải Nobel y học năm 2009. Theo đó, giải được trao cho ba nhà khoa học Mỹ là bà Elizabeth Blackburn, bà Carol Greider và ông Jack Szostak.
Như vậy, cả ba người Mỹ này cùng chia sẻ giải thưởng 10 triệu crown Thụy Điển (tương đương 1,42 triệu USD).
Công trình đoạt giải là công trình nghiên cứu cách thức nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi các đỉnh nhiễm sắc thể (telomere) và enzyme telomerase.
Theo đánh giá của cơ quan xét chọn và đề cử giải Nobel y khoa cho Hội đồng Nobel, phát hiện của ba nhà khoa học đã “giải quyết được một vấn đề lớn trong sinh học, mở ra các hiểu biết mới về tế bào, làm sáng tỏ về cơ chế của các rối loạn, và thúc đẩy sự phát triển các phương pháp điều trị mới khả quan”.
Việc nghiên cứu enzyme này của nhóm ba nhà khoa học Mỹ được xem là đóng góp lớn cho sự phát triển của y học trong việc tìm ra phương cách trị bệnh ung thư – buộc tế bào ung thư phải chết đi; qua đó gia tăng khả năng chống lão hoá cho con người.
Bà Elizabeth Blackburn. Ảnh Reuters.
Nghiên cứu này đã được nhóm này triển khai từ những năm 1970.
Bà Elizabeth Blackburn, 60 tuổi, là giáo sư Đại học
Đây là lần đầu tiên có hai nhà khoa học nữ cùng lọt vào trong giải thưởng danh giá này.
Như vậy, cả ba người Mỹ này đã vượt qua những ứng cử viên sáng giá khác như nhà khoa học người Canada là Ernest McCulloch và James Till, những người đã có công tìm ra tế bào gốc vào những năm 70, và từng giành giải Lasker danh giá cho nghiên cứu y học căn bản.
Giải Nobel Y học năm ngoái đã được trao cho nhà khoa học Đức Harald zur Hausen và hai nhà khoa học người Pháp Luc Montagnier và Francoise Barre-Sinoussi vì những nghiên cứu của họ về loại virus gây bệnh AIDS.
Như vậy là mùa giải Nobel 2009 đã chính thức khai màn với việc công bố giải Nobel trong lĩnh vực y học.
Ông Jack Szostak. Ảnh Reuters.
Sau giải Y học, các giải thưởng trong lĩnh vực vật lý, hoá học, văn học, hoà bình, và kinh tế sẽ lần lượt có chủ từ nay cho tới ngày 12/10.
Như mọi năm, giải Nobel Hoà bình vẫn được nhiều người chờ đón và mong đợi hơn cả. Được biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng xuất hiện trong danh sách đề cử.
Như thường lệ, các giải thưởng sẽ được được trao vào ngày 10/12 nhân kỷ niệm ngày qua đời của Alfred Nobel.
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009
Trịnh Phương Vũ Khúc!
Không xích sắt nào giày xéo nổi tự do
Không súng đạn nào bắn tan quyền dân chủ
Đâu thiên đường đâu địa ngục trần gian
Xin hãy để cho cuộc đời lên tiếng
Đôi dòng phụ họa với Hà Sĩ Phu về bài Trịnh Phương vũ khúc, bài thơ rất hay. Cảm ơn tác giả. HTMD
Trịnh Phương vũ khúc
Có chân nào như đôi chân Trịnh Phương
Từng băng băng trên đường chạy nước rút
Nhưng giữa một đêm tang thương Trung Quốc
Trên đường chạy Thiên An môn, về đích Tự do
Đôi chân Người đã thua
xích xe tăng của bầy quỷ ác
xông ra từ góc tối một “ Thiên đường”
xiết búa liềm trên máu thịt quê hương.
*
Sắt thép bạo quyền
Không nghiền nổi Trịnh Phương
Rồi những chiếc đĩa, những ngọn lao
Từ sức trẻ thần kỳ vẫn phóng ra đúng đích
Chí sắt đá tạo nên nhà vô địch
Những huy chương vàng trên một chiếc xe lăn.
Nhưng chẳng huy chương nào
giúp anh thoát khỏi những cuộc săn.
của những kẻ mệnh danh đồng chí !
*
Trớ trêu thế, anh dạt vào nước Mỹ
Nơi bị rủa là văn minh kỹ trị
Là hổ giấy, là quân thù,
là giẫy chết, không mồ chôn!
Với tình người và kỹ thuật đỉnh cao
đã chắp cho anh đôi chân giả mê hồn,
anh khiêu vũ như thuở nào nguyên vẹn.
Cuộc tái sinh nào không tươi màu ước hẹn
Đôi chân này, hỏi đôi cánh nào hơn ?
*
Thiên An môn ? Địa bất an môn ?
Vòi rồng kia dẫu rửa hết máu của Tự do
Không lấp được những chân người cự phách
Thấm vào đất, trầm tích như hóa thạch
Cho muôn đời biết lối đến yêu thương
*
Ta đứng đây , rộn rã nhạc muôn phương
Valse dịu và Tango quyến rũ
Đẩy man dại, cuồng si vào quá khứ
Khiêu vũ đi nào
Trịnh Phương…
Trịnh Phương…HSP
Tuyển công chức Hà Nội!
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009
Trơ trẽn!
Phật giáo Việt Nam sau năm 75 đang phải chịu một pháp nạn lớn chưa từng thấy. Trong khi sức khỏe, sự nghiệp tu hành của 400 tăng ni trẻ ở Bát Nhã đang chơi vơi chưa biết ra sao, trước sức ép của chính quyền và đáp côn đồ được bảo kê thì lãnh đạo GHPGVN hoàn toàn im hơi lặng tiếng, tỏ rõ quyết tâm hành trì nghiêm mật pháp môn "im lặng như hèn nhát" thì nay các vị thầy tu quốc doanh này lại bày trò tuyên dương công đức này nọ cho ban tôn giáo chính phủ, thật là một việc làm trơ trẽn và lố bịch chưa từng thấy. HTMD
Tuyên dương công đức ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ
(GNO-Hà Nội): Ngày 30-9-2009, tại Trụ sở TƯGH, GHPGVN đã trọng thể tổ chức lễ Tuyên dương công đức ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và tặng quà lưu niệm, để ghi nhận công đức của ông trong suốt quá trình hoạt động công tác Phật sự thời gian qua, giúp GHPGVN phát triển vững mạnh.
HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS, TT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch HĐTS, TT. Thích Gia Quang - Phó Tổng thư ký HĐTS, Chánh văn phòng I TƯGH cùng chư tôn đức Uỷ viên HĐTS, văn phòng I đã quang lâm chứng minh và chúc mừng. Tới dự, ngoài ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng ban tôn giáo Chính phủ còn có ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng các chuyên viên trong Ban tôn giáo và các cơ quan chức năng đoàn thể.
Tại buổi lễ, TT. Thích Gia Quang đã công bố quyết định tuyên dương công đức cho ông Nguyễn Thế Doanh. Nhân dịp này, HT. Thích Thanh Tứ bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Ban tôn giáo Chính phủ nói chung và ông Trưởng Ban tôn giáo đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho GHPGVN phát triển hội nhập trong thời đại mới.
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Tâm thư thiền sư Nhất Hạnh gửi chủ tịch nước
Cái này gọi là tâm thư cũng được, huyết thư cũng được. Thiền sư Nhất Hạnh đã phải lên tiếng kêu gọi người đứng đầu đất nước ngăn chặn cái hành động "trái chống luân thường đạo lý" đang diễn ra tại mảnh đất hình chữ S với hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, với hơn 2.000 năm Phật giáo tồn tại và phát triển. Hơn 40 năm trước, chính thể Ngô Đình Diệm sụp đổ mà lý do chủ yếu là do họ đã (dám) đàn áp Phật giáo, và tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của thiền sư cũng dừng lại ở cột mốc lịch sử đó. Không biết các vị lãnh đạo Việt Nam ngày nay có muốn bổ sung thêm một chương mới cho lịch sử Phật giáo nước nhà?! HTMD
Thư của Giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
New York ngày 30 tháng 9, 2009
Kính thưa Chủ tịch,
Tôi không biết hiện giờ Chủ tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù sa gửi một bản thư này đến Chủ tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của Chủ tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách mạng. Tôi xin Chủ tịch kịp thời ngăn chặn hành động trái chống luân thường đạo lý này.
Trân trọng cảm ơn Chủ Tịch.
Nguyễn Lang
Tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009
Chuẩn bị quốc khánh?!
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009
Quặn đau vì Bát Nhã!
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009
Lý sự về cái đít!
Một vài dòng lý sự cùn, mong giúp bà con " mua vui cũng được một vài trống canh".
PS. Người viết nghĩ ra bài này bằng cái đầu, chứ không phải cái đít. HTMD
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009
Ông "Đột Phá"
Đọc bài thơ châm biếm của ông Thái Hữu Tình tức cười quá xá, duy chỉ có câu cuối thì buồn 5 phút vì dù gì mình cũng cầm tinh con khỉ, mà mình đâu có phá! HTMD
Ông "Đột Phá"
Tiến sĩ giấy ơi
Tôi gọi ông là “ông đột phá”
Đột vào đâu, và phá cái gì?
- Đột vào nơi bày toàn những ghế
Phá nơi nào cất giữ lương tri !
Thân giáp bảng sinh từ mảnh giấy
Bụng to đùng, đầu nhỏ tí ti
Khốn nạn dân lành được ông cưỡi cổ
Như cưỡi rùa bái tổ vinh quy.
“Trăm phần trăm đều là Tiến sĩ”
Ủy ban thế ấy Ủy ban gì?
Học đòi “đột phá tư duy”
Khỉ “đột” nó “phá” thì nguy giống nòi.
20-9-2009
Thái Hữu Tình
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009
Tỵ nạn giáo dục!
Tỵ nạn giáo dục
Đứa trẻ mới 5 tuổi, đi mẫu giáo về, tối đã phải đi học thêm. Học để làm gì? Có trời mới biết nhưng mà cha mẹ em này nhìn vào cha mẹ em khác mà âm thầm đua nhau. Học để khi vào lớp Một, con mình hiển nhiên nổi trội hơn con cái những người không có điều kiện học thêm. Và chuyện học thêm ở đâu mới thật nan giải. Nhưng đã tìm thì phải ra, bởi ở đời, khi người ta đã muốn thì người ta sẽ có cách. Các cô giáo dạy lớp Một có tiếng nhất định sẽ đắc hàng. Ở Hà Nội mùa học trước thềm lớp Một đúng vào những ngày nóng bức nhất. Không ít cô lớp Một mua được đất riêng nhưng dù nhà lầu đi nữa thì hàng trăm em bé cũng phải chịu cảnh "xếp cá mòi" vào những giờ thông tầm giữa hai buổi học. Tuổi thơ của trẻ con Việt Nam nói chung bị thun lại một cách dị thường là vì ngay từ khi lớp Một, các em đã phải hy sinh cho thành tích của ngành giáo dục.
Bắt đầu một cuộc chạy trường mất ăn mất ngủ. Chém cha những gã nào nghĩ ra trường điểm trường chuyên, không ít phụ huynh đã nguyền rủa như vậy nhưng họ không trốn được cảnh chạy trường. Ở Hà Nội đất thần kinh, nhiều người giàu và cũng nhiều người quan niệm sống chết cho việc học của con nên họ đã phải chuẩn bị hàng xấp dollar để con mình được vào lớp Một sáng chói. Và cũng từ đó cả nhà cùng thức khuya dậy sớm với con em như thể đi cày. Phải trừ hao thời gian cho nạn tắc đường, phải ăn sáng hộc tốc, phải xếp hàng vào lớp sớm để còn rèn luyện thân thể. Và học, học cả hai buổi mà về nhà vẫn còn hàng đống bài phải học cho xong! Một bài tập ở nhà trong học kỳ I cho học sinh lớp Một có nội dung sau: " Hãy viết 10 điều nên và 10 điều không nên về việc giữ gìn vệ sinh lớp học". Một đứa trẻ 6 tuổi phải nghĩ ra 20 điều nên và không nên cho chuyện giữ gìn một phòng học chỉ có mấy bức tường, mấy cửa sổ, mấy dãy bàn ghế và một tấm bảng ư? Cả nhà xúm vào cùng làm bài với em đến khuya mà vẫn không đủ 10 điều cho mỗi cột. Nên và không nên thì khác gì nhau, đã nên rồi thì đừng bắt không nên nữa mới đúng là giáo dục chứ! (Tương tự kiểu giáo khoa thư giáo điều như vậy còn có đề ngoại khoá cho học sinh lớp Bốn: "Hãy viết cảm nhận của em về trận Điện Biên Phủ trên không?". Một học sinh lớp 12 còn không kham nổi loại đề như thế, nữa là.
Chuyện trồng người ở nước ta viết bao nhiêu cũng không hết sự ngô nghê, lạc hậu buồn cười, nhưng nói thì dễ thành "Biết rồi khổ lắm nói mãi!" Nhưng đây là chuyện hệ trọng còn hơn cơm áo, bởi vì gia đình nào cũng có người liên quan đến việc học. Hơn nữa, người Việt Nam ta còn có câu "nhất con nhì của" và tinh thần hiếu hiọc của người Việt thì đã được cả thế giới ghi nhận chứ không phải dân mình tự xưng. Chừng như các nhà vĩ mô, các vị chức sắc và cả các thầy các cô cũng biết rõ điều đó nên bộ máy ngành giáo dục đã tận dụng tối đa sự xả thân của phụ huynh cho việc học của con em họ. Ở vị thế bị trấn lột, bị tung hứng, các bậc phụ huynh biết rõ mình đang là miếng mồi nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thoát ra.
Xin đừng tưởng những người có ăn có để ở thành phố đang thoát ra bằng cách cho con vào các trường quốc tế tại chỗ hay đi du học. Quả là với các loại trường quốc tế tại chỗ, học sinh đã được học ngoại ngữ tốt hơn, được thụ hưởng điều kiện học hành ưu thế hơn và được giảm tải với chương trình của Bộ giáo dục. Nhưng để đổi lấy những điều đó, cha mẹ của các em đã phải dập mặt kiếm tiền, mà để có đồng tiền sạch ở xứ ta, nào dễ. Với những em phải du học sớm, cho dù các em được hít thở mọi thứ nhưng cái giá cho chính các em cũng không phải nhỏ. Đó là sự cắt rời cha mẹ ở tuổi vị thành niên, sự đứt gãy văn hoá truyền thống và tiếng Việt, những điều làm nên một người Việt Nam thực sự hương vị ở tương lai.
Hai bài phản biện "bom tấn" dành cho ông Lê Anh Sắc
Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009
Khắc tên 16000 tiến sĩ, xin can - xin can
Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can!
Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt Nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.
Một đêm thức dậy, "đường đời mở rộng"
Luận án được đóng gáy vuông, hơn trăm trang, trông rất được. Về nước nộp cho thư viện quốc gia một cuốn. Nhưng hình như nó đã bị mối xông hoặc bán cho hàng rong gói xôi. Vài năm trước đến xin lại, không thấy nữa.
Bằng đỏ được gói trong giấy bóng, cất trong két sắt. Thỉnh thoảng lôi ra ngắm hay mang về cho mẹ già ở quê khoe làng xóm. Cậu sinh viên nhà bên cạnh nhìn thấy vài lần, thản nhiên hỏi: “Chú mua hết bao nhiêu?”.
Tôi không mua bằng. Vì mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và bạn nên Hội đồng khoa học hàn lâm “thương” người Việt Nam đánh Mỹ, cần nhiều tiến sỹ về xây dựng đất nước. Tôi biết rõ các viện sỹ bạn đã ưu ái bỏ phiếu “đồng ý”, giúp tôi nên danh giá và họ hàng được tiếng thơm.
Rồi một đêm thức dậy, tôi…thành Tiến sỹ vì quốc gia quyết định “không còn học vị PTS”. Đường đời càng mở rộng. Nhưng thật không may, cái bằng ấy giúp chút danh tiếng nhưng không có miếng. Trình độ có hạn nên đành đổi nghề, đi dạy học kiếm tiền. Thấy tổ chức nước ngoài thi tuyển, tôi đánh liều gửi đơn. Họ nhận vì may mắn trong CV đã không đề Ph.D. Nếu không bị liệt vào loại “over qualified - trình độ quá cao”. Làm việc một thời gian, nhiều người biết tôi có bằng cấp nên thi nhau gọi đùa “Dr. X” dù tôi chỉ là anh chàng quản trị mạng máy tính. Tôi đã “lạy như tế sao”, xin họ bỏ chữ Dr. Người ta xứng đáng là tiến sỹ nếu làm trong lĩnh vực đó nhiều năm, có kết quả nghiên cứu được thừa nhận, các trường mời giảng dạy, ứng dụng rộng rãi trong thực tế hoặc ít nhất có các bài báo đăng ở các tạp chí nổi tiếng. Còn tôi, cái bằng kia đã vứt xó. Bao nhiêu năm nay không có bài báo nào, sống bằng quá khứ “nhầm lẫn” của hội đồng khoa học nước bạn trời Âu. Xin can, xin can...
Tôi thấy run. Đàng hoàng là tiến sỹ, tên mình có thể được xét. Bà mẹ già 88 tuổi nghe tin này, sợ cụ không qua khỏi…vì mừng. Vì thế, tôi “cắn cơm cắn cỏ”, lạy các chư vị đừng cho tôi lên lưng rùa vì muốn mẹ tôi sống trăm tuổi.
Để đưa đất nước đi lên như ngày hôm nay, chúng ta có rất nhiều nhà khoa học thực sự giỏi, đóng góp rất lớn cho phát triển, xóa nghèo và bảo vệ đất nước. Họ xứng đáng có bia đá như các vị trạng nguyên thuở trước.
Những tên tuổi lớn như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của hay vài chục người khác nên được khắc ngay vào văn bia Quốc Tử Giám. Nhưng khắc tên 16 nghìn tiến sỹ thì thật khủng khiếp.
Tôi lo thần Kim Qui mang trên vai cả tài sản trí tuệ …rởm. Sự dối trá, nhất là dối trá trong khoa học, sẽ nặng như Ngũ Hành Sơn. Mai của các cụ rùa sẽ gẫy, bia sẽ đổ. Thế hệ tương lai mất công khuân đá để…làm đường.
Những năm cuối 1980, tôi còn nhớ phong trào làm hồ sơ phong giáo sư. Có người ra sức tìm các bài báo đăng đâu đó, rồi những bài đứng chung tên được chia chác. Chủ trì đề tài quốc gia được thêm vài điểm dù ông ta chỉ lĩnh tiền “chủ trì nhưng không làm gì”. Họp tổng kết, ông thường ngồi trên bàn đầu, nơi ống kính TV dễ bắt nhất. Tôi cứ tưởng tượng lúc xét lên bia đá trong Văn Miếu mới sẽ diễn vở kịch tương tự. Dám chắc, ông ta lại đòi ra mặt tiền của dãy bia.
16 nghìn tiến sỹ với 16 ngàn bia và rùa, kể cả công nổ mìn, đục, đẽo, khắc trên đá chắc đủ làm một con đường 16 km cho một vùng quê nghèo Hà Tĩnh hay Hà Nội mở rộng. Gọi đó là “Đường Tiến sỹ Việt Nam” sẽ được người đời nhớ lâu.
Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.
Vốn ghét sân golf, vì nước mình còn nghèo, nhưng tôi xin chuyển mục đích sử dụng mười mấy hecta đất cho thể thao “lỗ” thay vì dùng cho “Văn Miếu” đương đại. Hoặc kinh phí ấy dùng cho thi hoa hậu cũng thú vị, dù tôi không thích trình diễn áo tắm. Hoa hậu “rởm” về học lực nhưng chân dài và các vòng 1-2-3 của các nàng lại rất “thật”.
Về khoa học, công trình “rởm” biến thành tai họa “thật” cho người nghèo. Lịch sử nhầm lẫn trên "bia đá" dễ trở thành “bia miệng” cho đời sau.
Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã “xin can” trên báo Tia sáng (03/10/2008), trí thức Việt kiều Trần Hữu Dũng cũng viết đùa “Xin can, xin can” khi biết tin này.
Biết không thể khuyên người khác, tôi chỉ biết tự can…mình.
Dàn đồng ca!
Vịnh tiến sĩ giấy
Vịnh Tiến sĩ giấy
Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi
******************************
“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng” (Tự trào – Nguyễn Khuyến)
Đến như cụ Tam Nguyên Yên Đỗ mà còn tự trào như thế thì bậc hậu sinh sao dám vênh vang. Cày hết cơm hết gạo mà nhiều lúc còn thấy thẹn với sự ngu dốt của mình, sao dám nghĩ đến chuyện "phát kiến", "đột phá". Mịa, cứ cái kiểu đi tham quan nước ngoài như cưỡi ngựa xem hoa rồi về sáng tạo (tối dẹp) thì nguy quá, xin can, xin can!
Chuyện ghi được ở một quán nhậu
Buổi tối tại một quán nhậu đông đúc náo nhiệt, mọi người ăn uống ồn ào.
Có hai ông ngồi ở một bàn khuất góc quán, cả hai mặt đã bắt đầu đỏ gay. Họ đang nói chuyện gì không biết. Chợt ông mặc áo trắng nói:
– Tụi lãnh đạo bây giờ nhiều đứa xấu xa, tồi tệ như chó!
Ông mặc áo xanh bỗng nổi khùng, lên tiếng:
– Tôi phản đối cái lối nói xúc phạm, bôi bác của anh.
– Nhưng mà tôi nói đúng!
– Anh nói sai rồi!
– Tôi nói đúng!
– Anh nói sai! …
Cả hai bắt đầu to tiếng và có dấu hiệu sắp xảy ra xô xát. Thực khách xung quanh thấy vậy chạy lai can gián, một người hỏi:
– Có chuyện gì mà hai ông bạn phải to tiếng với nhău như vậy? Có gì thì cứ từ từ mà giải quyết với nhau.
Ông áo xanh:
– Ông ấy nói lãnh đạo bây giờ tồi như chó … Nói như vậy là rất xúc phạm nên tôi gây…
Một giọng nói nho nhỏ trong đám đông :
– Nói vậy là đúng chứ còn xúc phạm cái gì?
Ông áo xanh:
– Xúc phạm con chó của tôi !!!
Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009
Nghĩ gì về bài "Tôi thấy thực sự phải dùng roi vọt trong trường học"
Hiện nay báo chí có nói rất nhiều đến vấn đề thầy đánh trò. Nhưng tôi nghĩ, họ chỉ nêu được một mặt của vấn đề.
Bản thân tôi công nhận là có chuyện đó. Nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chiều con một cách thái quá.
Điều này sẽ đi ngược lại nguyên tắc giáo dục đạo đức. Con cái của chúng ta từ đó sẽ coi thường giáo viên.
Mà đã coi thường giáo viên thì bố mẹ của chúng sẽ bị đối xử như thế nào sau này?
Trước hết, ông đã đồng nhất chuyện đánh học trò với "nguyên tắc giáo dục đạo đức" như vậy theo ông giáo dục tất yếu phải đi đôi với bạo lực, roi vọt thì đó mới đúng theo đạo đức. Có thể ông bị ảnh hưởng bởi quan niệm dân gian của ông bà tổ tiên"Thương cho roi cho vọt" và tôi hình dung rằng ngày xưa đi học ông cũng đã bị ăn đòn nhiều lắm. Xin thưa lại với ông, quan niệm của nhà Nho tôn vinh 3 hạng người trong xã hội là Quân, Sư, Phụ là một quan niệm đúng đắn, nhưng một ông thầy muốn được học trò tôn vinh thì phải dựa vào đạo đức của mình (mà các nhà nho luôn làm được như thế), vì họ luôn sống theo thuyết Chính Danh: Quân Quân - Thần Thần - Phụ Phụ - Tử Tử. Chỉ cần làm được điều ấy thì ai cũng có thể được kính trọng, roi vọt để làm gì?
Tiếp theo ông lại đánh đồng tiếp việc coi thường giáo viên dẫn đến việc coi thường bố mẹ. Vậy thì thưa ông, những đứa trẻ sẽ nghĩ về cha mẹ nó như thế nào nếu đẩy nó vào trong một môi trường sư phạm đầy roi vọt, nhất là ở những lớp đầu cấp, ông có nghĩ chúng sẽ bị tổn thương và trở nên ngán sợ trường lớp hay không?! Còn nếu ông đánh những học sinh lớn hơn, nhất là ở độ tuổi mới lớn (lớp 8-9), chúng sẽ còn xấu hổ và mặc cảm với bạn bè đến mức nào
Ông viết tiếp
Thử hỏi nếu trong trường, trong lớp học có học sinh cá biệt mà các biện pháp kia không có hiệu quả thì các bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Các thầy đánh học trò nhằm mục đích gì?
Cũng có con đi học, là phụ huynh, nhưng tôi sẽ không có phản ứng gì nếu thầy giáo của con tôi làm như thế.
Ngược lại, tôi còn rất ủng hộ. Có như vậy, con tôi mới tiến bộ được.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc dùng roi vọt đối với học sinh cá biệt, tôi xem đây là một sai lầm rất lớn của ông. Thông thường, một học sinh cá biệt có thể là một đứa trẻ bị chứng tâm thần nhẹ hoặc xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bạo hành nên chúng trở nên tự ti so với bạn bè hoặc có xu hướng nổi loạn. Nếu một đứa trẻ đã bị bạo hành trong gia đình mà khi đến lớp còn bị thầy cô đánh đập thì em sẽ ra sao, ông có nghĩ đến điều đó không. Hay ông vô cảm rồi, chỉ biết đánh và đánh thôi. Tôi có lý khi nghĩ rằng ông đã vô cảm rồi vì ông đã "không có phản ứng gì nếu thầy giáo của con tôi làm như thế". Thầy giáo đâu phải là thánh, vẫn có đầy rẫy sai lầm, sân si đấy chứ. Ông có dám chắc rằng thầy luôn đúng không, hay sẽ có ngày thầy đem cả những chuyện bực bội ở nhà lên bục giảng, và những đứa trẻ sẽ là nạn nhân.
Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống này đã có từ ngàn đời nay và chắc chắn rằng nó sẽ đi suốt theo chiều dài phát triển của dân tộc.
Tại sao chúng ta không phát huy truyền thống đó mà lại đi ngược lại?
Những bậc phụ huynh đáng kính kia sẽ nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyên nhân của vấn đề này là hiện nay phụ huynh của chúng ta quá thương con, quá chiều con.
Tuy nhiên, các thầy cô giáo cũng nên sử dụng phương pháp này đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng.
Ông viết về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, về ý niệm "tôn sư" của ông thì đã rõ, còn "trọng đạo", đạo là "lẽ thật" vậy thì việc dùng roi vọt để ép người khác đi theo lẽ thật của mình hay của bất kì ai khác liệu có đi ngược với xu thế dân chủ và tôn trọng con người hay không?
Sau khi nói dông dài thì ông cũng có lưu ý "nên sử dụng phương pháp này "đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng", tôi thì nói rằng nếu sử dụng bạo lực thì luôn là "sai lúc, sai chỗ và sai đối tượng". Tinh thần Bất bạo động và Từ bi phải luôn được nêu cao, nhất là trong học đường.
Vài lời viết cho ông thầy giáo Vũ Đình Văn, tôi không biết có bao nhiêu phần trăm giáo viên sẽ đồng ý với cách suy nghĩ của ông. Nếu đó là số đông thì nguy hại quá...
Hải Âu và biển
Hải Âu và biển
Khi yêu nhau anh hứa
Duy một điều quá khó:
Viết tặng em thơ tình
Em, Hải Âu và biển
Nơi nắng gió bạt ngàn
Em, cô giáo trường làng
Đêm về bên giáo án
Vun đắp những mầm xanh
Mũi Né cát trắng bờ
Đồi Hồng đêm còn thức?
Phan Thiết thôi rạo rực
Cà Ty ròng trôi xuôi
Tình thơ viết dang dở
Chim trắng sang xứ người
Cho tan tác nữa đời
Tình mồ côi, biển bạc
Xưa trẻ xa trường cũ
Em hờn mát quên đò
Nay thuyền hoa, bến mới
Em còn nhớ bến xưa?!
Chia tay lòng nguyện hứa
Chôn chặt nỗi nghẹn ngào
Nay một nỗi dâng trào
Tình em trong mắt biển
Thơ tình nay anh viết
Cho trọn ước lời thề
Để từng đêm não nề
Anh nằm nghe sóng biển
Nơi phương trời cách biệt
Anh nhớ mãi muôn đời
Nhớ sóng mắt, nụ cười
Em, Hải Âu và biển...
Trần Tình, 18/9/2009, ĐH Gembloux, Bỉ